Mục lục
Năng lượng tái tạo là gì?
Nhiên liệu hóa thạch – than đá, dầu và khí đốt – là những tài nguyên không thể tái tạo, phải mất hàng trăm triệu năm mới hình thành. Nhiên liệu hóa thạch, khi được đốt cháy để sản xuất năng lượng, sẽ gây ra phát thải khí nhà kính có hại, chẳng hạn như carbon dioxide.
Năng lượng tái tạo là năng lượng lấy từ các nguồn tự nhiên được bổ sung với tốc độ cao hơn mức tiêu thụ. Chẳng hạn như ánh sáng mặt trời và gió là những nguồn liên tục được bổ sung. Các nguồn năng lượng tái tạo rất dồi dào và xung quanh chúng ta.
Sản xuất năng lượng tái tạo tạo ra lượng khí thải thấp hơn nhiều so với việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch, hiện chiếm tỷ trọng lớn trong lượng khí thải, sang năng lượng tái tạo là chìa khóa để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.
Các nguồn năng lượng tái tạo phổ biến như: Năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, đại dương, sinh học, hydro.
Chứng chỉ năng lượng tái tạo là gì?
Chứng chỉ năng lượng tái tạo là một loại Giấy chứng nhận thuộc tính năng lượng (EAC) đại diện cho các thuộc tính môi trường của việc tạo ra năng lượng một megawatt giờ (MWh) được sản xuất từ các nguồn tái tạo.
Chứng chỉ năng lượng tái tạo là công cụ giao dịch, dựa trên thị trường, được sử dụng để đáp ứng các mục tiêu tiêu thụ năng lượng tái tạo tự nguyện hay tuân thủ các yêu cầu chính sách năng lượng tái tạo. Nó thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo và phát triển thị trường điện.
Giấy chứng nhận năng lượng tái tạo giúp nhà sản xuất trên toàn thế giới có thể đưa ra những tuyên bố đáng tin cậy về việc sử dụng năng lượng của họ như: “nhà máy của tôi chạy bằng 100% năng lượng tái tạo”, “sản phẩm của chúng tôi được làm bằng 100% năng lượng gió” và “việc sử dụng điện toàn cầu của chúng tôi không gây ra khí nhà kính”
Ví dụ:
Một công ty đang cảm thấy áp lực phải đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch do khách hàng đang lên tiếng nhiều hơn về tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng xanh và giảm lượng khí thải carbon, họ có thể lắp đặt các tấm pin mặt trời trên mái nhà để đáp ứng nhu cầu của họ. Nhưng đối với hầu hết các công ty, tập đoàn, điều đó là không thực tế, nếu không muốn nói là không thể.
Để đáp ứng các nhu cầu đó, các công ty cần mua Chứng chỉ thuộc tính năng lượng (EAC), được gọi là Chứng chỉ năng lượng tái tạo hoặc “tín chỉ năng lượng tái tạo” từ các nhà sản xuất điện năng lượng tái tạo. Nếu họ muốn sử dụng “100% năng lượng tái tạo”, họ có thể mua đủ Chứng chỉ năng lượng tái tạo được tính theo megawatt giờ (MWh) bằng với năng lượng điện vật lý mà họ mua từ công ty điện lực để sử dụng. Việc mua chứng chỉ này giúp các nhà sản xuất năng lượng tái tạo tăng doanh thu và thời gian hoàn vốn nhanh hơn từ đó có thêm động lực để đầu tư phát triển.
Sự cần thiết của chứng chỉ năng lượng tái tạo
Như chúng ta đều biết, các nguồn điện sau khi truyền đi từ máy biến áp nhà máy phát điện tới hộ tiêu thụ, điện năng trở nên “mất cá tính”. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là hộ tiêu thụ không thể biết điện năng họ đang tiêu thụ đến từ nhà máy điện nào, trừ một số trường hợp hiếm hoi. Để áp dụng các cơ chế đặc biệt hỗ trợ các nguồn điện năng nhất định mà cụ thể là nguồn điện năng lượng tái tạo, cần phải giải quyết hai nhiệm vụ: Nhận diện một cách chính xác sản lượng điện năng đó (i) khi sản xuất và (ii) khi tiêu thụ.
Vì lý do này, Các nhà máy năng lượng tái tạo sẽ được cấp Chứng chỉ năng lượng tái tạo cho mỗi MWh điện tạo ra. Các nhà máy điện năng lượng tái tạo không những được bán điện với mức giá ưu đãi mà còn có thể tách riêng lợi ích từ việc bán điện với lợi ích về môi trường của dự án mang lại, giúp tăng doanh thu và do đó giảm đáng kể thời gian hoàn vốn. Bất kỳ doanh nghiệp nào có nghĩa vụ mua điện từ các nguồn tái tạo có thể mua giấy chứng nhận sử dụng năng lượng tái tạo từ các nhà máy điện năng này để đạt mục tiêu đề ra như thu hút đầu tư nhiều hơn và đảm bảo tăng trưởng bền vững trong khu vực.
Các loại chứng chỉ năng lượng tái tạo
Các loại chứng chỉ năng lượng tái tạo được công nhận rộng rãi như:
Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo (REC) là tiêu chuẩn chính thức để chứng nhận nguồn gốc tái tạo của điện ở Bắc Mỹ, bao gồm Hoa Kỳ và Canada. Xem thêm: Giấy chứng nhận năng lượng tái tạo (REC)
Chứng chỉ Năng lượng Tái tạo Quốc tế (I-REC) là tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng để chứng nhận nguồn gốc tái tạo của điện. I-REC được sử dụng tại hơn 45 quốc gia trên khắp Châu Á, Châu Đại Dương, Châu Phi, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Xem thêm: Chứng nhận năng lượng tái tạo quốc tế (I-REC)
Đảm bảo nguồn gốc (GO) là tiêu chuẩn chính thức để chứng nhận nguồn gốc tái tạo của điện ở Châu Âu. Xem thêm: Đảm bảo xuất xứ (GO)

Ngoài ra, một số quốc gia vẫn tồn tại hệ thống có các hệ thống, ví dụ:
- Úc (Chứng chỉ Mục tiêu Năng lượng Tái tạo) – quốc gia
- Brasil (RECS Brasil (sử dụng I-RECS)) – quốc gia
- Hungary (MEHK) – quốc gia
- Nhật Bản (Hệ thống chứng nhận năng lượng xanh) – quốc gia
- Nam Phi – (zaRECs)
Thủ tục cấp chứng chỉ năng lượng tái tạo
Hiện nay, I-RECs đã có mặt tại 51 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để phát triển và đăng ký một dự án theo I-REC, người đăng ký phải tuân thủ chặt chẽ các bước mà Tổ chức Tiêu chuẩn I-REC đưa ra (bao gồm 9 bước phát triển dự án) cũng như cung cấp các thông tin và dữ liệu cần thiết (ví dụ như thông tin thiết bị sản xuất năng lượng tái tạo, các chỉ số năng lượng được thẩm định chặt chẽ bởi bên thứ ba…). Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho tất cả các bên, mỗi bên tham gia thị trường (bao gồm cả bên tham gia và bên đăng ký) phải chi trả các mức phí theo quy định cho các dịch vụ được ban hành bởi Tổ chức Tiêu chuẩn I-REC.
Nếu bạn, với tư cách là khách hàng thương mại, muốn sử dụng chứng chỉ năng lượng tái tạo cho doanh nghiệp mình, xin lưu ý rằng các quốc gia khác nhau có các hệ thống theo dõi khác nhau với các quy tắc, quy định và đăng ký khác nhau.
Để tìm hiểu và đăng ký I-REC, Các doanh nghiệp có thể truy cập trang Web: https://www.irecstandard.org/vietnam/