Mục lục

Đánh giá tác động môi trường điện mặt trời mái nhà xưởng, nhà máy
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng rất lớn về năng lượng điện mặt trời, đặc biệt ở miền Trung và miền Nam với cường độ bức xạ mặt trời trung bình khoảng 5 kWh/m2/ngày. Trong khi đó cường độ bức xạ mặt trời ở miền Bắc thấp hơn, ước tính khoảng 4 kWh/m2/ngày do điều kiện thời tiết với trời nhiều mây và mưa phùn vào mùa đông và mùa xuân. Năng lượng mặt trời ở Việt Nam có sẵn quanh năm, khá ổn định và phân bố rộng rãi trên các vùng miền khác nhau của đất nước.
Việc sử dụng điện năng lượng mặt trời phục vụ sản xuất tại chỗ đang được nhiều doanh nghiệp ưu tiên. Bên cạnh việc chống nóng cho nhà xưởng, tiết kiệm chi phí điện năng, sử dụng điện mặt trời giúp doanh nghiệp có thêm chứng chỉ xanh, tạo lợi thế xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển trong bối cảnh vấn đề giảm phát thải đang ngày càng được quan tâm mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng, bạn hàng và các Chính phủ.
Là nguồn năng lượng xanh và có cơ chế khuyến khích phát triển, câu hỏi đặt ra là: Có phải đánh giá tác động môi trường điện mặt trời mái nhà xưởng, nhà máy không? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng ta phải căn cứ vào những quy định hiện hành của pháp luật.
Căn cứ pháp lý áp dụng đánh giá tác động môi trường điện mặt trời, kế hoạch bảo vệ môi trường.
Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH2013 ban hành ngày 23/06/2014, (sẽ được thay thế bởi luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 có hiệu lực vào ngày 01/01/2022)
Nghị định 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quy hoạch bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ban hành ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Đánh giá tác động môi trường là gì?
Theo khoản 23, điều 3, Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 quy định: Đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM) là việc phân tích, dự báo các tác động của dự án đầu tư đến môi trường để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Mục đích của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là giúp các cơ quan chức năng kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp đối với môi trường như thế nào, từ đó có thể đưa ra những giải pháp kịp thời nếu công ty thải ra chất thải có tương tác xấu đến môi trường, song song tạo sự ràng buộc của tổ chức với môi trường xung quanh, bảo vệ môi trường trong lành hơn.
Tại sao cần phải đánh giá tác động môi trường điện mặt trời?
– Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là việc làm cần thiết và bắt buộc để biết được tầm ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay không.
– Để ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt động cả dự án, doanh nghiệp.
– Để hợp thức hóa quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; phát triển Kinh tế – Xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.
Đánh giá tác động môi trường điện mặt trời cần thực hiện ở giai đoạn nào của dự án?
Theo quy định tại khoản 2, điều 19, Luật bảo vệ môi trường Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH2013: Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
Lưu ý: Trong quá trình thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư dự án phải tiến hành tham vấn UBND cấp xã, phường, thị trấn, nơi thực hiện dự án. Tham vấn các tổ chức, cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án.
Với những doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mà chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì phải tiến hành bổ sung ngay đề án bảo vệ môi trường chi tiết để tránh vi phạm pháp luật.
Các đối tượng phải đánh giá tác động môi trường?
Các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015.
Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?
Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường thay cho lời cam kết bảo vệ môi trường của chủ Doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp sẽ phải phân tích, đánh giá và dự báo về mức độ gây ô nhiễm môi trường của dự án mà mình sẽ đầu tư gây ra từ giai đoạn xây dựng cho đến khi đi vào hoạt động. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.
Tại sao cần phải có kế hoạch bảo vệ môi trường?
Kế hoạch bảo vệ môi trường để đáp ứng được những vấn đề sau:
– Thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường
– Đánh giá, dự báo trước các tác động của dự án đến môi trường, từ đó có các biện pháp nhằm hạn hạn, xử lý các tác động xấu đến môi trường, thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
– Hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Kế hoạch bảo vệ môi trường cần thực hiện ở giai đoạn nào của dự án?
Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ môi trường mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dịch vụ cần phải thực hiện trước khi triển khai dự án đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Các đối tượng phải có kế hoạch bảo vệ môi trường?
– Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II, Nghị định số 18/2015/NĐ-CP
– Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Dịch vụ thuộc các đối tượng không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP. Đồng thời không thuộc phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP.
Có phải đánh giá tác động môi trường điện mặt trời mái nhà xưởng, nhà máy không?
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, quy định:
– Các dự án đầu tư xây dựng nhà máy quang điện có quy mô diện tích từ 200ha trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Các dự án có diện tích từ 50ha đến dưới 200ha không phải đánh giá tác động môi trường nhưng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Các dự án quy mô nhỏ dưới 50ha thì không phải thực hiện các trình tự, thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường.
Lưu ý: Mặc dù các dự án quy mô nhỏ dưới 50ha không phải thực hiện các trình tự, thủ tục về đánh giá tác động môi trường cũng như kế hoạch bảo vệ môi trường, nhưng vẫn phải thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ 2 môi trường và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. Đồng thời việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý pin mặt trời khi hết hạn sử dụng vẫn phải được thực hiện theo các quy định nêu trên.
Để được tư vấn pháp luật về đánh giá tác động môi trường điện mặt trời mái nhà xưởng, nhà máy cũng như tư vấn, thiết kế, thi công lắp điện mặt trời mái nhà cho từng trường hợp cụ thể, Hãy gọi cho chúng tôi:
Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện chuyên lắp điện năng lượng mặt trời, Chúng tôi cung cấp tới khách hàng các hệ thống điện mặt trời đạt tiêu chuẩn tốt nhất, cho hiệu suất cao, vận hành bền bỉ, an toàn và đảm bảo thẩm mỹ với giá thành hợp lý.
Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện
Địa chỉ: Phòng 746 CT10A – Khu đô thị Đại Thanh – Thanh Trì – Hà Nội