Báo cáo kinh tế kỹ thuật lắp điện mặt trời
Báo cáo kinh tế kỹ thuật lắp điện mặt trời

Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm nhiều công việc như: Khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết để chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Vậy, để trả lời Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng là gì? Chúng ta xem xét căn cứ pháp lý sau:

  • Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014
  • Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 
  • Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư.

Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng là gì?

Theo khoản 3, điều 3 Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 quy định:

Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

Nội dung Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm những gì?

Theo điều 55, Luật xây dựng số 50/2014/QH13, nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

  1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng.
  2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
  • Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư
  • Mục tiêu xây dựng
  • Địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất
  • Quy mô, công suất
  • Cấp công trình
  • Giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng
  • Phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường
  • Bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

Những dự án nào phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Theo khoản 3, khoản 4, điều 52, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 quy định những Dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng trong các trường hợp sau:

  • Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  • Công trình xây dựng quy mô nhỏ và công trình khác do Chính phủ quy định.
  • Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư không phải lập dự án hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Theo khoản 3, điều 5, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định cụ thể như sau:

Trừ trường hợp người quyết định đầu tư có yêu cầu lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:

  1. Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
  2. Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất);
  3. Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị công trình hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có giá trị chi phí phần xây dựng dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 05 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư).

Thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật.

Theo khoản 5, điều 57, Luật xây dựng số  ngày 50/2014/QH13, Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

Trường hợp sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định tại khoản 4 Điều 58 của Luật này;

  1. Trường hợp sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
  2. Trường hợp sử dụng vốn khác thì người quyết định đầu tư, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng, trừ các công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng và tự chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định.
  3. Theo khoản 5 điều 57, Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, sửa đổi, bổ sung như sau:

Trường hợp dự án đầu tư xây dựng sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao hoặc dự án đầu tư xây dựng có nguy cơ tác động xấu đến môi trường có sử dụng công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ thì phải được cơ quan thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ theo quy định của Chính phủ.

Nội dung và thời gian thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. Kết quả thẩm định hoặc ý kiến của cơ quan thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực được gửi cơ quan chủ trì thẩm định của người quyết định đầu tư để tổng hợp.”.

Lắp điện mặt trời có phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Căn cứ điều 2, Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 quy định đối tượng áp dụng: Là các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy:

  • Trường hợp các hộ hộ gia đình lắp điện mặt trời tại nhà ở không phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
  • Đối với những loại hình công trình kết hợp xây dựng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời tùy thuộc vào quy mô công trình mà trong quá trình đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổ chức quản lý dự án theo quy định tại Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và nghị định Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Để tìm hiểu thêm về Báo cáo kinh tế kỹ thuật hay các vấn đề khác liên quan đến điện năng lượng mặt trời, hãy liện hệ với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện chuyên lắp điện năng lượng mặt trời, Chúng tôi cung cấp tới khách hàng các hệ thống điện mặt trời đạt tiêu chuẩn tốt nhất, cho hiệu suất cao, vận hành bền bỉ, an toàn và đảm bảo thẩm mỹ với giá thành hợp lý.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện

Địa chỉ: Phòng 746 CT10A – Khu đô thị Đại Thanh – Thanh Trì – Hà Nội

Liên hệ: 0973.356.328

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Liên Hệ 0973.356.328