Cùng với vận hành, bảo trì là một trong những công tác chính yếu của hoạt động sản xuất, có ý nghĩa quan trọng đối với độ tin cậy cũng như tuổi thọ của hệ thống. Thực hiện tốt công tác bảo trì sẽ kéo dài thời gian duy trì hiệu suất thiết kế, nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống. Mặc dù hệ thống điện mặt trời thường cần ít bảo trì và việc bảo trì không quá phức tạp nhưng cần phải tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, chính xác và hiệu quả.

Bảo trì hệ thống điện mặt trời
Bảo trì hệ thống điện mặt trời

Vì sao cần bảo trì hệ thống điện mặt trời

Hệ thống điện mặt trời có ít thiết bị chuyển động nên cần rất ít bảo trì, nhưng nó đơn giản cũng là thiết bị điện nên việc bảo trì cũng là cần thiết.

Tăng sản lượng điện

Việc bảo trì thường xuyên giúp cho hệ thống hoạt động trong trạng thái tốt nhất với hiệu suất cao nhất. Do đó sản lượng điện cũng luôn được duy trì ở mức cao nhất và ổn định nhất.

Hạn chế rủi ro

Chúng ta đều biết sửa chữa các hư hỏng nhỏ ít tốn kém hơn sửa chữa các sự cố lớn. Do đó quá trình bảo trì hệ thống giúp phát hiện kịp thời các lỗi nhỏ và khắc phục ngay lập tức với chi phí thấp.

Nâng cao tuổi thọ

Tấm pin mặt trời chính hãng được bảo hành hiệu suất từ 25 – 30 năm, tuy nhiên Nhà sản xuất cũng có những điều kiện bảo hành có giới hạn của mình. Ví dụ như tấm pin mặt trời bị võng do giàn đỡ yếu gây úng nước lâu ngày, thì đây là một trong các lỗi nhà sản xuất sẽ không bảo hành. Do đó công tác bảo trì giúp cho hệ thống hoạt động trơn tru, lâu dài và kiểm soát kịp thời các lỗi hệ thống để có phương án giải quyết tiết kiệm nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Kiểm soát và loại bỏ các sự cố có thể gặp phải

Quá trình bảo trì hệ thống cho phép người dùng theo dõi và phát hiện các lỗi, giúp  khắc phục kịp thời các lỗi hệ thống trong quá trình vận hành. Nhờ đó mà hệ thống điện mặt trời có thể hoạt động một cách liên tục, ổn định với độ an toàn cao nhất.

Phân loại bảo trì hệ thống điện mặt trời

Việc bảo trì hệ thống điện mặt trời được phân làm hai loại: Bảo trì định kỳ và bảo trì không định kỳ.

Bảo trì định kỳ

Bảo trì định kỳ là bảo trì có kế hoạch được đưa ra từ trước, thực hiện theo chu kỳ nhất định nhằm mục đích ngăn ngừa sự cố cũng như duy trì hiệu suất của hệ thống ở mức tối đa. Bảo trì định kỳ bao gồm:

  • Làm sạch tấm pin mặt trời. Bảo trì hệ thống điện mặt trời
  • Phát hiện các biểu hiện bất thường trên bề mặt tấm pin: Hot spot, vết nứt, trầy…
  • Kiểm tra hộp nối dây Bảo trì hệ thống điện mặt trời
  • Bảo trì inverter  điện mặt trời Bảo trì hệ thống điện mặt trời
  • Kiểm tra kết cấu giàn khung, giá đỡ.
  • Kiểm tra kết nối dây dẫn
  • Kiểm tra nối đất hệ thống
  • Bảo trì tấm pin mặt trời

Làm sạch tấm pin mặt trời

Theo thời gian, bụi bẩn sẽ tích tụ trên các tấm pin mặt trời, cản trở tấm pin mặt trời hấp thụ ánh sáng và chuyển đổi thành điện năng, điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của giàn pin mặt trời

Công việc vệ sinh tấm pin mặt trời tuy đơn giản nhưng lại chiếm khối lượng rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì sản lượng điện. Tần suất vệ sinh tấm pin mặt trời phụ thuộc vào kiểu lắp đặt, cấu hình hệ thống, điều kiện khu vực lắp đặt và khoảng thời gian trong năm. Cụ thể như: Số lượng tấm pin trên một giàn, góc nghiêng của tấm pin, chất lượng không khí, lượng mưa trong năm.

Vệ sinh tấm pin mặt trời chủ yếu vẫn là dùng nước, một số ít dùng khí nén. Công nghệ hiện đại có thể sử dụng robot vệ sinh tự động chạy trên giàn pin hoặc các máy móc vệ sinh chuyên dụng có người vận hành. Một số dự án vẫn sử dụng cách vệ sinh tấm pin thủ công bằng sức người.

Lưu ý khi vệ sinh tấm pin mặt trời bằng nước: 

Để đảm bảo an toàn, làm sạch vào sáng sớm hoặc chiều tối khi nhiệt độ giàn pin thấp và hệ thống dừng phát điện.

Sử dụng nước sạch và có độ cứng thấp < 200ppm

Sử dụng vải mềm lau các vết bẩn cứng đầu.

Không đứng, ngồi trên bề mặt tấm pin trong quá trình vệ sinh.

Kiểm tra và làm sạch bụi bẩn đọng ở các góc cạnh của tấm pin, vị trí thường tích tụ nhiều bụi bẩn.

Xà phòng hoặc chất tẩy rửa nếu không được làm sach, sau khi nước bốc hơi sẽ khiến tấm pin dễ bị bám bụi hơn và ảnh hưởng đến mặt kính của tấm pin.

Lượng nước vệ sinh cho 1MW giàn pin khoảng từ 7-20 mét khối

Xem thêm hướng dẫn làm sạch tấm pin năng lượng mặt trời

Kiểm tra các điểm nóng cục bộ (Hot Spot) trên tấm pin mặt trời

Phát hiện các biểu hiện bất thường trên bề mặt tấm pin: Hiện tượng Hotspot, vết nứt, trầy…để khắc phục hoặc thay thế.

Hot spot là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hỏng hóc tấm pin năng lượng mặt trời hoặc nguy cơ hỏa hoạn. Các điểm nóng không thể nhìn thấy bằng mắt thường trừ khi bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng về màu sắc như đốm nâu trên tấm pin năng lượng mặt trời.

Phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện điểm nóng là sử dụng phương pháp đo nhiệt độ. Hình ảnh nhiệt đồ là hình ảnh hoặc video thể hiện sự phân bố nhiệt độ của các vật thể. Trong quá trình kiểm tra tấm pin mặt trời, phương pháp đo nhiệt ghi điểm nóng trên bề mặt tấm pin mặt trời với tỷ lệ chính xác rất cao.

Tấm pin năng lượng mặt trời nhiều bụi bẩn có khả năng tạo ra hiệu ứng điểm nóng cao hơn, thường xuyên làm sạch các tấm có thể giúp giảm hiệu ứng này. Kiểm tra và đảm bảo rằng mọi cây cối xung quanh không cản ánh sáng mặt trời chiếu tới các tấm pin mặt trời.

Xem thêm hiện tượng Hot spot trên tấm pin năng lượng mặt trời

Kiểm tra kết nối, dây dẫn

Kiểm tra hộp nối dây, giắc kết nối giữa các tấm pin mặt trời, giữa pin mặt trời và biến tần,…rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống.

Bảo trì biến tần

Thông thường, sự cố Inverter là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến việc dừng hoạt động của hệ thống điện mặt trời. Vì vậy, công việc bảo trì Inverter định kỳ là việc quan trọng. Công việc bảo trì gồm những công việc sau:

  • Kiểm tra bên ngoài để đảm bảo inverter đặt tại nơi thoáng khí, đảm bảo ánh sáng trực tiếp không chiếu vào inverter;
  • Kiểm tra làm sạch bộ lọc bụi, thay thế các bộ lọc của quạt tản nhiệt nếu cần thiết;
  • Loại bỏ bụi bẩn của các thiết bị điện tử;
  • Kiểm tra tất cả các mối nối;
  • Kiểm tra cổng kết nối DC/AC;
  • Kiểm tra dấu hiệu bất thường trên board mạch của inverter;
  • Kiểm tra tiếp địa cho inverter;
  • Kiểm tra cầu chì / chống sét của inverter;
  • Thực hiện các đánh giá, kiểm tra cần thiết khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Lưu ý: Thời gian bảo trì nên thực hiện trước 7h sáng hoặc sau 5h chiều để tránh tổn thất về điện năng hệ thống sản xuất được.

Bảo trì tủ điện

Các thiết bị điện có khả năng xuống cấp theo thời gian, vì vậy nên kiểm tra định kỳ.

Cố định các dây dẫn, siết lại các ốc tại các điểm nối, tạo độ kín cho tủ để tránh côn trùng và nước xâm nhập vào bên trong tủ điện.

Kiểm tra hệ thống tiếp địa

Kiểm tra hệ thống nối đất đảm bảo an toàn cho người vận hành và hệ thống khi có sự cố rò rỉ điện trên tấm pin, inverter, tủ điện…

Đo điện trở nối đất, kiểm tra các vị trí đấu nối dây tiếp địa với thiết bị và giàn khung, máng cáp.

Bảo trì khung, giá đỡ

Hệ thống điện mặt trời thường được thiết kế và lắp đặt trên hệ thống khung, giá đỡ làm bằng kim loại. Do đó hệ thống giá đỡ này vừa phải chịu tải từ trọng lượng các tấm pin, đồng thời vừa phải chịu tác động từ thời tiết. Nếu để lâu trong thời gian kéo dài rất dễ bị hao mòn, khiến tấm pin trên giá đỡ hoạt động không ổn định, thậm chí bị võng và gây ngập úng nước trong thời gian dài làm hỏng tấm pin.

Kiểm tra hệ thống giám sát điện mặt trời

Theo dõi hệ thống giám sát giúp phát hiện sớm và chuẩn đoán, khắc phục sự cố có thể xảy đến với hệ thống điện mặt trời. Tùy thuộc vào hãng sản xuất, phần mềm giám sát giúp bạn biết được các trạng như:

  • Sản lượng điện hệ thống theo thời gian thực
  • Sản lượng điện hệ thống tạo ra theo ngày / tháng / năm
  • Điện áp DC/AC tối đa
  • Dòng điện DC/AC tối đa
  • Số giờ hoạt động của hệ thống
  • Tần số điện áp nhỏ nhất và lớn nhất
  • Hiệu suất hiện tại của hệ thống
  • Lỗi và cảnh báo xảy ra với hệ thống

Bảo trì không định kỳ

Đây là bảo trì sửa chữa, thay thế, giúp hệ thống hoạt động trở lại. Về ngắn hạn, phương án này giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí so với bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên về dài hạn, hệ thống sẽ xuống cấp, bị hư hỏng nhanh hơn và tốn chi phí sửa chữa hơn.

Các công việc thường thực hiện khi trì sửa chữa:

  • Thay thế tấm pin mặt trời bị hỏng;
  • Thay thế inverter bị hư hỏng;
  • Thay thế cầu chì bị nổ;
  • Thay thế thiết bị đóng cắt bảo vệ bị hỏng;
  • Thay thế dây dẫn và phụ kiện bị hỏng;
  • Sửa chữa, thay thế giàn khung bị hỏng.

Các dụng cụ thiết yếu cho quá trình bảo trì hệ thống điện mặt trời

Camera nhiệt, Ampe kìm, Tua vít, Thước đo, Thước đo, Đèn pin, Đèn pin. Kìm ép cos, Dụng cụ mở cổng MC4, đồ bảo hộ, cây lau cán nhựa,…

Tần suất bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời

Một hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt đúng kỹ thuật nên được bảo trì 5 năm một lần. Nếu bạn không tự tin rằng hệ thống đã được lắp đặt đúng cách hoặc bạn có các tấm pin mặt trời lắp phẳng, thì cần làm sạch tấm pin thường xuyên hơn, có thể 1 đến 2 năm/ lần.

Có nên tự bảo dưỡng hệ thống điện mặt trời?

Không giống như các sản phẩm điện thông thường, việc tắt hệ thống điện mặt trời ở công tắc không có nghĩa là các bộ phận đó không còn gây nguy hiểm về điện nữa. Ngoài ra, đối với các hệ thống lắp trên mái, có thể cần phải tiến hành một số công việc bảo trì trên mái, điều này gây ra các nguy cơ bổ sung.

Các quy trình bảo trì của hệ thống điện năng lượng mặt trời được thực hiện tốt nhất bởi những người lắp đặt hoặc kỹ thuật viên dịch vụ có tay nghề, những người thông thạo các thành phần điện mặt trời và quy trình an toàn.

Quy trình bảo trì hệ thống điện mặt trời của Công ty TNHH Năng lượng Quang điện

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện chuyên lắp điện mặt trời, ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ bảo trì cho khách hàng. Với đội ngũ kỹ thuật đã trải qua khóa đào tạo chuyên sâu về bảo trì năng lượng mặt trời và được trang bị tốt để duy trì hoạt động của hệ thống và thực hiện các biện pháp khắc phục khi cần thiết. Quy trình bảo trì Hệ thống điện mặt trời của công ty Quang Điện như sau:

  • Làm sạch kịp thời và thường xuyên các tấm pin năng lượng mặt trời;
  • Bảo trì thường xuyên tất cả các bộ phận dựa trên nhiệt
  • Kiểm tra có bộ phận nào xuống cấp hoặc bị ăn mòn không?
  • Kiểm tra hệ thống dây điện, thiết bị điện và phụ kiện có bị hư hỏng hay suy giảm chất lượng không?
  • Chẩn đoán và kiểm tra liên quan đến sản lượng điện mặt trời thấp
  • Kiểm tra và bảo trì biến tần
  • Truy tìm đường cong IV và hình ảnh nhiệt
  • Đo giá trị đất
  • Vận hành trở lại
  • Kiểm tra hệ thống liên quan đến thu thập dữ liệu,…

Đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, đảm nhận tất cả các khía cạnh của việc bảo trì hệ thống điện mặt trời. Chúng tôi thực hiện kiểm tra hệ thống tự động, việc giám sát và kiểm tra đảm bảo giải pháp tức thì khi sản lượng điện giảm xuống, đảm bảo rằng không có trục trặc nào trong việc vận hành và cung cấp điện cho khách hàng.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện chuyên lắp điện năng lượng mặt trời, Chúng tôi cung cấp tới khách hàng các hệ thống điện mặt trời đạt tiêu chuẩn tốt nhất, cho hiệu suất cao, vận hành bền bỉ, an toàn và đảm bảo thẩm mỹ với giá thành hợp lý.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện

Địa chỉ: Phòng 746 CT10A – Khu đô thị Đại Thanh – Thanh Trì – Hà Nội

Liên hệ: 0973.356.328

5/5 - (18 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Liên Hệ 0973.356.328