Đối với các công trình xây dựng dù lớn hay nhỏ, của tư nhân hay nhà nước thì trước khi bắt tay vào khâu thực hiện, công đoạn lập dự toán công trình là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bởi đây chính là cơ sở giúp bạn đánh giá chi phí sao cho phù hợp nhất với ngân sách dành cho công trình.

Dự toán xây dựng công trình là gì?

 

Dự toán công trình là bảng dự kiến tính toán giá trị công trình trước thời điểm xây dựng
Dự toán công trình là bảng dự kiến tính toán giá trị công trình trước thời điểm xây dựng

Căn cứ khoản 1, điều 11, Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, quy định:

Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để xây dựng công trình được xác định theo thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

Từ khái niệm về dự toán cho ta thấy, dự toán giúp chủ đầu tư dự kiến được số tiền phải chi trả để có được công trình hoặc hạng mục công trình mong muốn.

Xem thêm Báo cáo kinh tế kỹ thuật điện mặt trời

Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm những gì?

Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng. Cụ thể như sau:

Chi phí xây dựng gồm: Chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng, được xác định như sau:

– Chi phí trực tiếp gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công; được xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng chi tiết hoặc theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp của nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình.

– Chi phí gián tiếp gồm: Chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định;

– Thu nhập chịu thuế tính trước được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%), đây là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng.

– Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước

Chi phí thiết bị được xác định như sau:

– Chi phí mua sắm thiết bị được xác định theo khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế (công nghệ, xây dựng), danh mục thiết bị trong dự án được duyệt và giá mua thiết bị tương ứng;

– Chi phí gia công, chế tạo thiết bị (nếu có) được xác định bằng cách lập dự toán trên cơ sở khối lượng, số lượng thiết bị cần gia công, chế tạo và đơn giá gia công, chế tạo tương ứng; theo hợp đồng gia công, chế tạo, báo giá của đơn vị sản xuất, cung ứng hoặc trên cơ sở giá gia công, chế tạo thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện;

– Các chi phí còn lại thuộc chi phí thiết bị được xác định bằng phương pháp lập dự toán hoặc trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Chi phí quản lý dự án: Được xác định theo quy định tại Điều 30 Nghị định Nghị định số 10/2021/NĐ-CP

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: Được xác định theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP

Chi phí khác: Được xác định trên cơ sở định mức chi phí do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc bằng phương pháp lập dự toán. 

Chi phí dự phòng: Gồm chi phí dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng các chi phí: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác. Riêng tỷ lệ phần trăm (%) đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở thời gian xây dựng công trình theo kế hoạch thực hiện dự án, chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình xây dựng và có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế.

Lưu ý: Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư xác định tổng dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong trường hợp cần thiết. Tổng dự toán gồm các dự toán xây dựng công trình và chi phí tư vấn, chi phí khác, chi phí dự phòng tính chung cho cả dự án.

Vai trò của việc lập dự toán xây dựng công trình?

Tùy theo mục đích của bạn trong việc lập dự toán mà bản dự toán đó đóng vai trò như thế nào đối với công việc. Tuy nhiên, nhìn chung công việc lập dự toán thường có nhiệm vụ:

– Trở thành căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán khi chỉ định thầu.

– Trở thành cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu.

– Trở thành cơ sở để tính toán chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật trong việc lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.

– Trở thành tài liệu cho biết phí tổn xây dựng công trình, là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư, cấp phát vốn

Ý nghĩa của việc lập dự toán xây dựng công trình

Thứ nhất, giúp chủ đầu tư biết được số tiền sẽ phải chi trả ra để có được công trình.

Thứ hai, xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu.

Thứ ba, tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư.

Thứ tư, sử dụng để làm căn cứ để thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Lắp điện mặt trời có phải lập dự toán xây dựng công trình không?

Việc lập dự toán là bắt buộc đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP. Các tổ chức, cá nhân không sử dụng nguồn vốn trên có thể lập dự toán để quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Như vậy:

Với các dự án điện mặt trời sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì phải lập dự toán để làm căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư, trở thành cơ sở để xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu và làm căn cứ để thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Đối với các dự án thương mại, lập dự toán là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục ngân hàng đầu tư cấp phát vốn vay và để chủ đầu tư và nhà thầu lập kế hoạch cho chính mình.

Đối với các hộ gia đình lắp điện mặt trời, việc lập dự toán để biết được chi phí phải bỏ ra để sở hữu hệ thống điện năng lượng mặt trời.

Để tìm hiểu thêm về Dự toán xây dựng công trình điện mặt trời, hãy liện hệ với chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện chuyên lắp điện năng lượng mặt trời, Chúng tôi cung cấp tới khách hàng các hệ thống điện mặt trời đạt tiêu chuẩn tốt nhất, cho hiệu suất cao, vận hành bền bỉ, an toàn và đảm bảo thẩm mỹ với giá thành hợp lý.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện

Địa chỉ: Phòng 746 CT10A – Khu đô thị Đại Thanh – Thanh Trì – Hà Nội

Liên hệ: 0973.356.328

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Liên Hệ 0973.356.328