Điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà xưởng, nhà máy phục vụ tiêu thụ tại chỗ
Điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà xưởng, nhà máy phục vụ tiêu thụ tại chỗ

Tìm hiểu về điện mặt trời và lưới điện

Trước tiên, để hiểu đúng pháp luật về điện mặt trời mái nhà, Chúng ta hãy tìm hiểu các từ ngữ sau:

  1. Căn cứ vào Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam:

– Điện mặt trời: Là điện được sản xuất từ các tấm quang điện theo nguyên lý biến đổi từ quang năng thành điện năng.

–  Hệ thống điện mặt trời mái nhà: Là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW (hoặc không quá 1,2 MWp), đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của bên mua điện.

– Wp, KWp, MWp là đơn vị đo công suất đỉnh đạt được của tấm quang điện mặt trời trong điều kiện tiêu chuẩn và do nhà sản xuất công bố.

  1. Căn cứ Luật điện lực số 28/2004/QH 11 ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực:

– Hoạt động điện lực: Là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

–  Đơn vị điện lực: Là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

–  Lưới điện: Là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện. Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.

Xem thêm Lắp điện mặt trời có phải lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật?

Có những mô hình điện mặt trời mái nhà xưởng nào?

Mô hình điện mặt trời mái nhà tại nước ta đang được phát triển theo hai mô hình sau đây:

  1. Chủ sở hữu mái nhà xưởng tự đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà xưởng của mình để sản xuất điện phục vụ nhu cầu sử dụng của chính doanh nghiệp mình, phần điện dư không sử dụng có thể bán lại cho công ty điện lực địa phương.
  2. Doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời chuyên nghiệp sẽ thuê mái nhà xưởng hoặc hợp tác với chủ nhà xưởng để lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, sau đó bán lại điện sản xuất được cho chủ nhà xưởng hoặc cho công ty điện lực địa phương.

Xem thêm Có cần giấy phép xây dựng điện mặt trời áp mái không?

Về giấy phép hoạt động điện lực cho việc đầu tư điện mặt trời mái nhà?

Căn cứ điều 3, Thông tư số 36/2018/TT-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2018 của Bộ công thương quy định về trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Những trường hợp sau được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực:

  1. Phát điện để tự sử dụng không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.
  2. Phát điện có công suất lắp đặt dưới 01 MW (01 MWp đối với nhà máy điện mặt trời lắp đặt tại 01 địa điểm và 01 điểm đấu nối) để bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.

Như vậy: Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân lắp điện mặt trời mái nhà để phát điện phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình sẽ được miễn trừ giấy phép hoạt động.

Về đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư điện mặt trời mái nhà để bán điện?

Theo quy định của pháp luật về ngành nghề đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp đầu tư điện mặt trời chuyên nghiệp để bán cho EVN hoặc bán điện cho các tổ chức, cá nhân khác thì phải đăng ký ngành nghề sản xuất điện (mã ngành 3511: sản xuất điện; nhóm 35116: hoạt động sản xuất điện từ năng lượng mặt trời).

Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh điện mặt trời mái nhà không thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh phù hợp có thể bị phạt hành chính 1triệu đến 3 triệu đồng nếu chậm thông báo từ 1 đến 30 ngày.

Vì sao các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nên lắp điện mặt trời mái nhà?

Câu trả lời là những lợi ích thiết thực do điện mặt trời mái nhà đem lại đã rất rõ ràng:

– Điện mặt trời giúp các doanh nghiệp, hộ kinh doanh gảm chi phí phần lớn tiền điện hàng tháng do điện được sản xuất và sử dụng trực tiếp vào giờ cao điểm cũng như giảm giá mua điện bậc cao.

– Giúp tăng thu nhập nhờ bán lại phần sản lượng điện không sử dụng cho EVN.

– Không tốn diện tích đất khi lắp đặt do tận dụng mái nhà xưởng.

– Chống nóng hiệu quả cho công trình, việc lắp điện mặt trời trên mái sẽ giúp cách nhiệt, làm giảm nhiệt độ xuống 3 đến 5 độ C, từ đó làm giảm công suất tiêu thụ điện của hệ thống làm mát.

– Việc sở hữu và sử dụng điện năng lượng mặt trời nâng cao uy tín và giá trị của doanh nghiệp. Theo khảo sát của Nielsen, việc các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ xanh có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư hơn cũng như gia tăng lượng khách hàng do khách hàng ưu tiên chọn và sử dụng sản phẩm xanh.

– Được đấu nối vào lưới điện hạ áp và trung áp hiện hữu nên giảm áp lực đầu tư lưới điện truyền tải.

– Góp phần bảo vệ môi trường do không phát thải khí CO2, sử dụng Điện mặt trời giúp doanh nghiệp có thêm “chứng chỉ xanh”, tạo lợi thế xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển trong bối cảnh vấn đề giảm phát thải đang ngày càng được quan tâm mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng, bạn hàng và các Chính Phủ.

Để được tư vấn về pháp luật cũng như tư vấn, thiết kế, thi công lắp điện mặt trời mái nhà cho từng trường hợp cụ thể, Hãy gọi cho chúng tôi, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện chuyên lắp điện năng lượng mặt trời, Chúng tôi cung cấp tới khách hàng các hệ thống điện mặt trời đạt tiêu chuẩn tốt nhất, cho hiệu suất cao, vận hành bền bỉ, an toàn và đảm bảo thẩm mỹ với giá thành hợp lý.

Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện

Địa chỉ: Phòng 746 CT10A – Khu đô thị Đại Thanh – Thanh Trì – Hà Nội

Liên hệ: 0973.356.328

 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Liên Hệ 0973.356.328