Mục lục
Các nhà máy thường tiêu thụ một lượng lớn điện năng rất lớn cho các thiết bị như: Động cơ điện, chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, máy móc sản xuất…, Việc sử dụng nhiều năng lượng này là một yếu tố đóng góp đáng kể vào chi phí hoạt động.
Để giảm chi phí năng lượng này, nhiều công ty khai thác sức mạnh của năng lượng tái tạo bằng cách lắp các tấm pin mặt trời vào mái nhà xưởng của họ. Mái nhà xưởng là vị trí hoàn hảo cho hệ thống năng lượng mặt trời vì nó thường rất lớn và đủ cao so với mặt đất để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không bị che bóng.
Việc lắp điện mặt trời nhà xưởng cho phép các cơ sở này tự sản xuất để cung cấp điện tại chỗ. Với diện tích lắp đặt lớn, hệ thống năng lượng mặt trời có thể bù đắp nhiều chi phí năng lượng hơn và mang lại lợi tức đầu tư nhanh chóng.

Điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy là gì?
Hệ thống điện năng lượng mặt trời nhà xưởng, nhà máy có tấm pin mắt trời hấp thu ánh sáng để chuyển hóa thành dòng điện 1 chiều, dòng điện này sẽ được bộ inverter biến đổi thành dòng điện xoay chiều 3 pha 380V có cùng tần số và điện áp với điện lưới quốc gia để cung cấp cho các thiết bị điện.
Cấu tạo của hệ thống điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy
Cấu tạo hệ thống điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy bao gồm:
- Tấm pin năng lượng mặt trời: Hấp thụ bức xạ mặt trời và chuyển đổi thành dòng điện 1 chiều
- Biến tần năng lượng mặt trời: Chuyển đổi dòng điện 1 chiều tạo ra từ tấm pin mặt trời thành dòng điện xoay chiều có cùng tần số và điện áp với điện lưới quốc gia.
- Tủ điện: Bao gồm các thiết bị bảo vệ AC, DC
- Cáp điện: Truyền tải điện từ tấm pin mặt trời về biến tần và từ biến tần đến điểm đấu nối với điện lưới.
- Thang máng cáp: Dùng cho việc lắp đặt hệ thống cáp điện, dây điện
- Hệ thống chống sét: Bảo vệ hệ thống khỏi sét trực tiếp và sét lan truyền
- Hệ thống giám sát: Giúp theo dõi trực tiếp từ xa và ghi lại hoạt động của hệ thống năng lượng mặt trời.
Vì sao doanh nghiệp nên lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy?
Tiết kiệm điện
Việc lắp điện mặt trời nhà xưởng giúp doanh nghiệp giảm bớt mối lo liên quan đến hóa đơn tiền điện. Doanh nghiệp tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện sẽ phụ thuộc vào công suất của hệ thống điện mặt trời. Sử dụng điện năng lượng mặt trời thay vì phụ thuộc vào EVN có thể giúp bạn cắt giảm hóa đơn tiền điện lên đến hơn 50% mỗi tháng.
Môi trường sử dụng xanh và giảm Carbon Dioxide
Càng sử dụng nhiều điện năng tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch làm ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. Điện năng lượng mặt trời không sử dụng bất kỳ hóa chất, nhiên liệu hóa thạch để phát điện và do đó không thải khí độc hại ra môi trường. Do đó, lắp điện mặt trời nhà xưởng sẽ là một quyết định thông minh và tốt hơn vì bạn đang tiết kiệm rất nhiều tiền điện và đồng thời thúc đẩy năng lượng xanh và sạch.
Mái nhà sạch và mát hơn
Mái nhà xưởng, nhà máy thường bằng tôn nên việc lắp các tấm pin mặt trời sẽ là một biện pháp chống nóng rất hiệu quả, nó giúp giảm lượng nhiệt phía dưới xuống 3-5 độ C. Đó là vì các tấm pin khi hấp thu năng lượng của ánh sáng mặt trời để tạo ra điện sẽ giữ lại nhiệt năng ở trên bề mặt tấm pin. Do đó, mái nhà được giải nhiệt, công trình bên dưới sẽ mát mẻ hơn nhiều.
Nhiệt độ của nhà xưởng, nhà máy thấp hơn sẽ giúp tiết kiệm điện cho hệ thống làm mát như quạt, máy điều hòa … đồng thời làm tăng độ bền và hiệu quả hoạt động của các máy móc, thiết bị bên trong công trình. Đặc biệt, không gian mát mẻ còn tốt cho sức khỏe của các công nhân viên, người lao động, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn, từ đó nâng cao năng suất lao động và mức độ gắn bó với doanh nghiệp.
Xây dựng thương hiệu “xanh”
Xu hướng hiện nay là phát triển công nghiệp, kinh doanh, sản xuất phải đi cùng tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Người tiêu dùng sẽ ủng hộ các sản phẩm được sản xuất “xanh”, dùng nguyên liệu và năng lượng sạch. Thậm chí, một số tập đoàn lớn trên thế giới còn đặt ra các chỉ tiêu bắt buộc một lượng điện sử dụng nhất định là điện sạch. Việc xây dựng thương hiệu “xanh” sẽ giúp doanh nghiệp đến gần với khách hàng hơn, đồng thời mở rộng cơ hội để hợp tác với các đối tác nước ngoài.
Với những doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đi Châu Âu, Mỹ như các ngành dệt may, giày da… các đối tác thường có yêu cầu về phát triển bền vững, sản xuất song song với bảo vệ môi trường nên việc lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà xưởng mang lại lợi ích rất lớn.
Chi phí lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy
Tổng mức đầu tư cho lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy gồm chi phí mua thiết bị, chi phí tư vấn – thiết kế – thi công và các chi phí cho thủ tục hành chính (nếu có) như sau:
- Chi phí thiết bị: Phụ thuộc vào công suất lắp đặt, thương hiệu tấm pin mặt trời, thương hiệu của biến tần điện mặt trời, chất lượng của phụ kiện.…
- Chi phí tư vấn, thiết kế, dự toán: Theo thỏa thuận, thông thường chi phí thiết kế xây dựng xác định theo định mức chi phí tỷ lệ phần trăm (%) nhân với chi phí xây dựng công trình
- Chi phí thủ tục hành chính: Thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy, giấy phép xây dựng, các thủ tục hành chính khác.

Bảng báo giá lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy
Công suất lắp đặt |
Đơn giá tham khảo |
Hệ thống 10kWp-100kWp |
13 – 15 triệu đồng /1kWp |
Hệ thống > 100 kWp |
12.5 – 14.5 triệu đồng /1kWp |
Hệ thống > 1 MWp |
12 – 13 triệu đồng /1kWp |
Quý khách liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết: 0973.356.328
Thời gian hoàn vốn đầu tư lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy là bao lâu?
Nguồn năng lượng điện mặt trời mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp có lượng điện năng tiêu thụ lớn như: Nhà máy, nhà hàng, siêu thị…, Mỗi dự án có thời gian thu hồi vốn cụ thể là khác nhau, trung bình khoảng 5-6 năm.
Với hệ thống điện mặt trời cho doanh nghiệp, Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện tính toán và thiết kế từng dự án cụ thể cho khách hàng dựa trên phần mềm điện mặt trời chuyên dụng. Chúng tôi cũng tính toán các chỉ số tài chính NPV, IRR, ROI để đánh giá hiệu quả đầu tư.
Liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết: 0973.356.328
Thủ tục pháp lý lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy
Lắp điện mặt trời mái nhà xưởng, nhà máy cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh để tự sử dụng hay để bán điện đều phải tuân theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
Trường hợp doanh nghiệp lắp điện mặt trời mái nhà để tự sử dụng cần những thủ tục hành chính sau:
Phòng cháy và chữa cháy: Nếu lắp điện mặt trời mái nhà xưởng, nhà máy thuộc Phụ lục V, nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ thì phải làm thủ tục Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Tham khảo: Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy điện mặt trời
Về giấy phép xây dựng: Tùy thuộc tỉnh, thành phố mà có quy định về việc xin giấy phép xây dựng khi lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy.
Tham khảo: Có cần giấy phép xây dựng điện mặt trời áp mái không?
Đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường:
Tham Khảo: Đánh giá tác động môi trường điện mặt trời mái nhà xưởng, nhà máy
Trường hợp doanh nghiệp lắp điện mặt trời để kinh doanh thì cần thêm các thủ tục hành chính sau:
Về giấy phép hoạt động điện lực: Nếu lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy để tự tiêu thụ thì không bị giới hạn công suất lắp đặt và không cần giấy phép hoạt động điện lực vì theo Thông tư số 18/2020/TT-BCT của Bộ công thương quy định, lắp điện mặt trời mái nhà để bán cho tổ chức, cá nhân khác có công suất lắp đặt dưới 1MW được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực.
Tham khảo: Lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy có cần giấy phép hoạt động điện lực không?
Về đăng ký kinh doanh: Đối với các doanh nghiệp lắp điện mặt trời mái nhà xưởng, nhà máy để tự tiêu thụ thì không cần đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất điện (mã ngành 3511). Nếu lắp điện mặt trời để bán điện cho EVN hoặc bán điện cho tổ chức, cá nhân khác thì doanh nghiệp phải bổ sung nghành nghề sản xuất điện.
Ngoài ra còn một số thủ tục hành chính khác nhưng đơn giản và chỉ mang tính thủ tục.
Liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết: 0973.356.328
Quy trình lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy
Tư vấn
Giới thiệu các giải pháp, thiết bị và công nghệ
Tư vấn giải pháp hiệu quả nhất với nhu cầu và điều kiện của khách hàng
Chủ đầu tư sẽ biết rõ công suất tối đa có thể lắp đặt và sản lượng dự kiến mà hệ thống tạo ra, đồng thời có những dữ liệu cụ thể cho bài toán đầu tư.
Khảo sát & Thiết kế
Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành khảo sát thực địa, phân tích điều kiện ánh sáng, diện tích và góc nghiêng để có thể tối ưu hóa hệ thống.
Kết quả khảo sát được các kỹ sư lên cấu hình, thiết kế hệ thống, đồng thời tính toán điểm hoàn vốn và phân tích tài chính.
Thi công lắp đặt
Đội ngũ thi công trực tiếp triển khai lắp đặt, đảm bảo tính nhất quán với bản thiết kế.
Bộ phận quản lý dự án kiểm tra, giám sát thi công, theo dõi tiến độ dự án và cùng chủ đầu tư nghiệm thu hệ thống.
Bảo hành và bảo trì hệ thống
Hướng dẫn vận hành, giúp khách hàng làm chủ hệ thống.
Hỗ trợ theo dõi, giám sát hệ thống cùng khách hàng.
Cam kết bảo hành thiết bị, hiệu suất và hỗ trợ kỹ thuật lâu dài.
Hỗ trợ & Dịch vụ
Quý khách hàng muốn biết thêm thông tin về lắp điện mặt trời nhà xưởng, nhà máy, vui lòng liên hệ ngay Hotline và thư điện tử, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí.
Công ty TNHH Năng lượng Quang Điện
Địa chỉ: Phòng 746 CT10A – Khu đô thị Đại Thanh – Thanh Trì – Hà Nội